Thiết kế góc học tập tăng sức tập trung và giảm căng thẳng

Thiết kế góc học tập tại nhà rất quan trọng. Nhờ có khu vực học tập đẹp và đầy đủ công năng sẽ giúp việc học tập trở nên hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi khám phá cách để tạo nên một góc họp tập đáp ứng các yêu cầu trên.

Vai trò quan trọng của thiết kế góc học tập khoa học, hợp lý

Mỗi người đều cần không gian học tập riêng của mình. Đây là nơi để các bạn tập trung suy nghĩ, giải quyết bài vở. Ngoài ra cũng là nơi để mỗi người có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo. Chính vì thế, mỗi gia đình và mỗi cá nhân nên xây dựng những không gian học tập có đẩy đủ các chức năng để giúp ích cho quá trình học tập và rèn luyện. Chưa kể, góc học tập cũng cần đảm bảo các yếu tố cơ bản nhằm không ảnh hưởng tới tâm lý học tập.

Thiết kế góc học tập thông minh, ấn tượng giúp giảm thiểu các áp lực của học sinh, sinh viên. Nhờ trang trí nơi học tập đẹp đẽ, mỗi người sử dụng sẽ không còn cảm thấy chán nản nữa. Họ có thêm nhiều sự tập trung, cũng như thoải mái hơn khi học tập và rèn luyện.

Thiết kế góc học tập tăng sức tập trung và giảm căng thẳng
Vai trò quan trọng của thiết kế góc học tập khoa học, hợp lý

Bên cạnh đó, trang trí khu vực bàn học đẹp và khoa học giúp các bạn có thêm nhiều cảm hứng và động lực. Khi có nhiều hứng thú, hiệu quả học tập và nghiên cứu sẽ được nâng cao. Chưa kể, thiết kế góc học tập còn thể hiện các dấu ấn cá nhân và sự khéo léo, khả năng sáng tạo của mỗi người.

Các yếu tố quan trọng trong trang trí góc học tập

Khi bắt tay vào trang trí khu vực bàn học, bạn cần quan tâm đến những vấn đề quan trọng như sau:

Diện tích khu vực học tập

Bạn cần xác định muốn cung cấp cho khu vực học tập diện tích bao nhiêu trước khi bắt tay vào trang trí. Trong đó diện tích nơi học có thể là nguyên một căn phòng riêng nếu như bạn của bạn rộng lớn. Tuy nhiên bạn cũng có thể tận dụng một phần phòng ngủ, hoặc bất kỳ vị trí nào tiện lợi trong nhà. Chính vì thế lúc này bạn nên xác định dành bao nhiêu không gian cho khu vực học tập.

Diện tích góc không tập chỉ cần vừa đủ tạo không gian thoải mái và có thể cung cấp toàn bộ những tính năng cần thiết nhất cho người sử dụng. Hơn nữa diện tích góc học tập cũng có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, cấp học và nhu cầu học tập. Đối với trẻ em, không gian học tập khoảng 2 – 4m2 là vừa đủ để đem lại hiệu quả tốt.

Xem thêm: Decor phòng học phù hợp từng lứa tuổi

Màu sắc dự định khi thiết kế góc học tập

Màu sắc là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trang trí góc học tập. Sử dụng màu sắc hợp lý sẽ tạo tâm lý thoải mái và sự cân bằng giữa tập trung lẫn thư giãn cho các bạn khi học tập. Chính vì thế bạn nên có sự chọn lựa màu sắc khéo léo, khoc học.

Bạn không nên sử dụng cả màu sắc lòe loẹt lẫn u ám, hay là trộn lẫn nhiều màu tại khu vực học tập. Cách sử dụng màu sắc lộn xộn dễ làm trẻ em bị sao nhãng. Hơn nữa nếu dùng toàn màu rực rỡ sẽ làm trẻ cảm thấy nóng nảy, khó bình tĩnh. Trong khi đó các màu tối và u buồn làm trẻ chán nản và không thể tập trung học hành.

Vì thế, các bạn nên chọn màu tươi sáng và nhẹ nhàng khi thiết kế góc học tập. Những màu lý tưởng nhất là xanh pastel, vàng nhạt, hồng nhạt hoặc màu trắng kem. Đây là các màu tạo cảm giác thư thái và không gò bó, bức bách các bạn nhỏ. Hơn nữa các màu này còn kích thích tư duy sáng tạo cho các bé.

Vật liệu sử dụng để thiết kế khu vực học tập

Khi thiết kế khu vực học tập, bạn có thể đưa nhiều vật liệu vào ứng dụng. Trong đó đồ gỗ là phổ biến nhất, thế nhưng không nên chỉ dùng vật liệu này. Quá nhiều đồ gỗ xung quanh nơi học tập sẽ tạo cảm giác ngột ngạt và khó chịu. Bạn cũng có thể dùng kim loại cho chắc chắn, nhưng nếu chỉ dùng kim loại thì sẽ gây ra tâm lý nặng nề và bực bội.

Chọn màu sắc phù hợp
Không sử dụng các màu sắc u ám

Vì thế có thể kết hợp nhiều loại vật liệu như gỗ, nhưa, inox, … để tăng sự đa dạng và phục vụ các tính năng hữu ích hơn. Chưa kể, phối hợp các vật liệu một cách khéo léo tạo cảm giác tươi mới, tăng sự hứng khởi trong học hành.

Quan tâm tới sở thích và nhu cầu của người dùng khu vực học tập

Khi bố trí góc học tập, các bạn cần lưu ý đến nhu cầu của người sử dụng. Ví dụ như họ mong muốn những vật dụng có chức năng gì, hoặc là đồ đạc được bố trí như thế nào cho tiện lợi nhất. Bên cạnh đấy các bạn cũng cần quan tâm đến sở thích của người dùng.

Nếu thiết kế đẹp mà không hợp sở thích thì  bạn nhỏ cũng chẳng vui vẻ khi sử dụng. Và thế là học không thể khai thác tốt nhất góc học tập, cũng như không đạt được các hiệu quả khi học hành. Chưa kể, người sử dụng còn dễ cảm thấy không thoải mái vì không được tôn trọng ý kiến cùng không gian riêng tư của bản thân.

Xem thêm: Chiêm ngưỡng thiết kế nội thất trường cao đẳng nghệ thuật ICA ấn tượng

Thiết kế góc học tập theo độ tuổi người sử dụng

Góc học tập được bố trí một cách thông minh và khoa học theo mỗi lứa tuổi sẽ giúp cho việc học tập được tốt hơn. Bên cạnh đó, mỗi lứa tuổi sẽ có cách tiếp thu kiến thức khác nhau nên việc trang trí góc học tập theo độ tuổi rất quan trọng. Một số cách trang trí phù hợp cho mỗi độ tuổi dưới đây mà bạn có thể tham khảo:

Trang trí góc học tập dành cho trẻ nhỏ từ 3 đến 5 tuổi

Với những bé từ 3 – 5 tuổi, việc học tập còn rất mới mẻ. Chính vì thế không gian học tập nên tạo cảm giác tò mò và tăng sự đam mê cho các bé. Chính vì thế nên ưu tiên tạo ra những không gian học tập đầy màu sắc và kích thích sự hiếu kỳ, khám phá, tiếp cận những kiến thức mới.

Cách trang trí góc học tập đẹp cho theo tuổi
Cách trang trí góc học tập đẹp cho theo tuổi

Bạn nên đưa nhiều hình ảnh thú vị vào khu vực học tập của các bé. Đó là những hình ảnh sinh động và đáng yêu, lại ẩn chứa những kiến thức mới mẻ và thú vị. Nhờ thế sẽ kích thích mong muốn khám phá của các bé. Bên cạnh đấy cần sắp xếp thêm các yếu tố để thúc đẩy ý tưởng sáng tạo của mỗi bạn nhỏ tại khu vực học tập.

Trang trí góc học tập cho trẻ từ 6 tuổi trở lên

6 tuổi là độ tuổi bắt đầu tiếp cận những kiến thức phức tạp hơn. Các bé cũng bước vào những chương trình học bài bản. Vì thế nên tăng cường tạo sự thoải mái và yên tĩnh để giúp bé tập trung. Không gian học tập cũng cần đầy đủ tiện dụng để việc học hành được thuận lợi. Những đồ đạc vật dụng đáp ứng được nhu cầu cần thiết nhất cho việc học tập.

Bạn cũng không nên để quá nhiều đồ đạc trong phòng học vì dễ làm bé phân tâm. Hạn chế các âm thanh ồn ào và màu sắc, hình ảnh không cần thiết vì dễ làm bé mất tập trung. Tuy nhiên đừng quá cứng nhắc và gò bó vì dễ làm bé khó chịu, mệt mỏi. Bạn có thể lựa chọn những không gian riêng và cung cấp sự thoải mái bằng cách đặt gần cửa sổ nhìn ra vườn cây, hoặc đặt một số cây cảnh mini trong phòng học.

Hơn nữa bạn nên sắp xếp và bố cục không gian thật gọn gàng để bé tự động bắt chước theo. Nhờ thế mà bé sẽ học được tính ngăn nắp, rèn luyện thói quen tốt cho quá trình học tập.

Thiết kế góc học tập căn cứ theo giới tính

Trên thực tế không phải bé trai nào cũng thích những cách trang trí góc học tập giống như của những bé trai khác. Điều này cũng áp dụng cho những bé gái. Tuy nhiên bạn có thể bắt tay thiết kế dựa vào những sở thích và nhu cầu phổ biến nhất. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần hỏi thăm về các sở thích riêng của mỗi bé.

Góc học tập cho bé trai

Các bé trai thường khá nghịch ngợm và khó tập trung. Vì thế nên tạo sự ngăn nắp và nghiêm túc trong phòng học để bé có sự tự giác hơn. Tuy nhiên không nên quá mức chặt chẽ vì dễ làm bé phản cảm. Bạn có thể tận dụng những sở thích của các bé một cách khéo léo để sử dụng trong không gian học tập. Ví dụ như bạn đưa vào phòng học những kiến thức ẩn chứa trong các hình ảnh liên quan lĩnh vực bé yêu thích. Sau đó bạn mở rộng chúng ra để thôi thúc bé trai tìm hiểu.

Không gian học tập của các bé trai cũng nên rộng rãi để không tạo cảm giác bí bách bởi các bé thường thích vận động nên sẽ không thích nơi chật chội. Về màu sắc, đa phần bé trai thích các màu xanh dương, xanh lá cây hoặc màu đen, trắng. Tuy rằng có nhiều bé thích các màu độc đáo hơn, nhưng bạn có thể tận dụng các màu trên để tạo sự hài hòa cho thiết kế góc học tập.

Góc học tập cho bé gái

Những bé gái thường có ý thức học tập tốt hơn trong giai đoạn đầu đời. Bé cũng khá chăm chỉ và dễ tập trung. Vì thế bạn có thể thiết kế khu vực học tập tối ưu các công năng cần thiết để phát triển tư duy sớm.

Cách trang trí góc học tập đẹp cho theo giới tính 
Cách trang trí góc học tập đẹp cho theo giới tính

Tuy nhiên cũng cần tăng sự hứng thú cho bs gái nhờ các chi tiết xinh xắn. Màu sắc cũng nên đáng yêu và dễ thương. Bên cạnh đấy nên tạo cảm giác an toàn, sự yên tĩnh và riêng tư cho mỗi bé khi sử dụng nơi học tập.

Các vấn đề quan trọng khi thiết kế góc học tập

Khi thiết kế khu vực học tập cho các bé, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

Không để không gian quá rộng

Nhìn chung nhiều gia đình có thể tận dụng một căn phòng riêng làm nơi học tập cho con cái. Tuy nhiên đừng để phòng này quá rộng, vì tạo cảm giác thiếu an toàn cho các bé. Hơn nữa bé dễ mất tập trung trong những căn phòng như vậy.

Tuy nhiên nếu lượng kiến thức học tập của các bé quá lớn, ví dụ như khi bước vào độ tuổi cấp 3 thì bạn có thể dùng các phòng rộng. Trong phòng bố trí các vật dụng cần thiết nhất. Bên cạnh đấy không để đồ đạc chiếm chỗ cũng như không tạo chỗ trống quá lớn.

Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế thư viện tiện lợi và đẹp mắt

Đừng để thiết bị điện tử trong phòng học

Các thiết bị điện tử khiến bé dễ bị phân tâm. Hơn nữa thiết bị điện tử phát ra các sóng điện từ dễ ảnh hưởng trí não. Vì thế bạn nên tránh việc để các thiết bị này trong phòng hoặc gần nơi học tập.

Không đặt nhiều đồ điện tử
Không đặt nhiều đồ điện tử tại khu vực học tập

Trang trí bằng hình ảnh kích thích tinh thần học hỏi

Bạn có thể kích thích tinh thần học hỏi cho bé bằng cách chọn màu và hình ảnh phù hợp. Đó là những gam màu nhẹ nhàng để xoa dịu tâm lý và giảm mệt mỏi cho mắt. Ngoài ra, có thể là các màu hợp sở thích để bé có nhiều hứng thú học hỏi hơn.

Các hình ảnh ở góc học tập rất cần thiết cho những bé đang làm quen kiến thức mới. Bé sẽ cảm thấy khô khan vf thiếu hứng thú nếu chỉ nghe mà không được nhìn. Tiếp cận kiến thức thông qua hình ảnh giúp bé cảm thấy dễ dàng và thích thú hơn. Tuy nhiên không nên để nhiều hình ảnh lộn xộn, không chủ đề vì sẽ làm bé thiếu tập trung.

Không bố trí khu vực học tập rườm rà

Khi thiết kế nội thất phòng học cho bé, bạn hạn chế sử dụng quá nhiều nội thất hay đồ nội thất rườm rà. Đồ đạc chiếm không gian làm bé cảm thấy chật chội, hơn nữa còn bị phân tâm. Chưa kể bé còn không có tự giác ngăn nắp nếu liên tục sử dụng môi trường học tập bừa bộn.

Do đó hãy bố trí các vật dụng nội thất cần thiết nhất cho quá trình học tập. Hơn nữa bạn nên sắp xếp chúng ở các vị trí phù hợp. Ví dụ như bàn gần cửa sổ, nhiều ánh sáng. Giá sách ở gần vị trí dễ lấy, không quá cao so tầm vóc. Đèn bàn được đặt ở vị trí cung cấp ánh sáng đầy đủ nhất. 

Lưu ý đến vấn đề ánh sáng

Ánh sáng luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé thấy thoải mái, hứng thú học hành. Hơn nữa ánh sáng đầy đủ giúp bé không bị mỏi mắt.

Chú ý đến ánh sáng
Chú ý đến ánh sáng của góc học tập

Đây là lý do nhiều gia đình bố trí bàn học sát cửa sổ hoặc nơi ánh sáng chiếu vào. Các đèn chiếu sáng được sắp xếp phù hợp trong phòng để không tạo bóng và thiếu sáng. Màu ánh sáng đèn dễ chịu với đôi mắt.

Thiết kế hợp phong thủy

Những yếu tố phong thủy trong khu vực học tập mà bạn nên chú ý như là:

  • Không để bàn học của bé đối diện với cửa ra vào. Đây là vị trí dễ ảnh hưởng bởi các luồng khí hỗn loạn. Vì thế tâm lý bé không ổn định khi học tập. Chưa kể nơi này có nhiều người qua lại nên bé thiếu tập trung hơn.
  • Không để bàn quay lưng với cửa ra vào hay cửa sổ. Đây là vị trí làm bé cảm thấy thiếu an toàn. Bé dễ bị áp lực và lo sợ, không tập trung.
  • Không đặt bàn dưới đèn chùm hay xà ngang. Vị trí này không an toàn, nhiều áp lực lại thừa sáng làm bé bị chói mắt.
  • Không đặt bàn đối diện trực tiếp với điều hòa. Luồng gió lạnh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Không đặt quá nhiều đồ chơi gần khu vực học tập. 
  • Tránh để những vật dụng nguy hiểm như dao kéo, vật sắc nhọn tại nơi học hành.
  • Loại bỏ các hình ảnh có xu hướng bạo lực hoặc nội dung u ám.
  • Đặt nhiều sách hơn trong phòng.
  • Đặt vật dụng kích thích sự tò mò và mong muốn khám phá như địa cầu, mô hình không gian.

Hy vọng với những gợi ý trên, bạn đã có cách phù hợp nhất để thiết kế góc học tập cho các bé. Hãy thử áp dụng để trải nghiệm hiệu quả.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *