Ứng dụng của trần thạch cao nổi và chìm trong đời sống hiện nay

Trần thạch cao nổi và chìm được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Mỗi loại trần thạch cao được sử dụng cho những công trình khác nhau, nhằm tạo hiệu quả tốt nhất. Vậy ứng dụng của trần thạch cao nổi và chìm như thế nào?

Ứng dụng của trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi là gì?

Trần thạch cao nổi còn được gọi là trần thả. Đây là loại trần được thiết kế có một phần thanh xương lộ ra ngoài. Loại trần này thường được dùng để che những nhược điểm của các chi tiết kỹ thuật như đường dây điện, đường dẫn nước, các đường ống dẫn khí, ….

Ứng dụng của trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi

Cách sử dụng trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi thường được sử dụng cho những công trình có diện tích rộng và thường cần sửa chữa, lắp ghép hay cải tạo. Vì thế, trần trường học, văn phòng công ty, bệnh viện, cửa hàng, nhà ga, … thường sử dụng loại trần thạch cao này.

Ứng dụng của trần thạch cao nổi
Ứng dụng của trần thạch cao nổi

Lưu ý khi làm trần thạch cao nổi

  • Để đảm bảo tính thẩm mỹ và giảm bớt sự xung đột phong cách, khi làm trần thạch cao nổi hay trần thạch cao thả, bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều họa tiết hay màu sắc.
  • Không sử dụng quá nhiều màu mè lộn xộn để giảm tạo ấn tượng về một không gian chật chội, bí bách. Đặc biệt những công trình có diện tích nhỏ và hạn chế ánh sáng thì cần sử dụng màu sắc nhạt, thiết kế đơn giản.
  • Tối ưu hóa hệ thống chiếu sáng. Đặt bóng đèn ở các vị trí phù hợp để quá trình thi công trần nổi thuận tiện và hiệu quả. Đồng thời giảm sự xung đột sau khi thi công xong. Như vậy sẽ tránh được việc phải đục phá, sửa chữa tốn thời gian, công sức.
  • Lựa chọn khung xương trần thạch cao nổi phù hợp với mỗi công trình. Tránh loại trần ảnh hưởng với quá trình sử dụng, không tác động xấu tới hệ thống thiết bị kỹ thuật.
  • Lưu ý khoảng cách kích thước của trần thả đạt chuẩn, đặc biệt là các không gian nhỏ hẹp.

Ứng dụng của trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm là gì?

Trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên những tấm thạch cao. Vì thế, bạn sẽ không quan sát được những khung xương này. Từ đó giúp trần nhìn giống như trần bê tông, tạo cảm giác lịch sự, sang trọng, đẹp mắt.

Cấu tạo của trần chìm bao gồm khung xương của các tấm thạch cao. Những khung xương này được ghép bằng các khung định hình nhôm kẽm chữ U. Sau đó chúng được thi công kết nối với nhau thành một khối hoàn chỉnh. Kế tiếp người ta sẽ treo những tấm thạch cao lên khung xung này. Nói cách khác, trần thạch cao chìm nằm bên dưới lớp thạch cao và có bề ngoài như một trần bê tông.

Ứng dụng của trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm

Cách ứng dụng của trần chìm

Trần thạch cao chìm thường dùng cho những công trình không cần phải sửa chữa thường xuyên. Công trình có diện tích nhỏ hay lớn đều có thể áp dụng loại trần này. Do đó, các nhà dân, biệt thự, chung cư, khách sạn, nhà hàng sang trọng, … thường sử dụng loại trần này.

Ứng dụng của trần thạch cao chìm
Ứng dụng của trần thạch cao chìm

Trần thạch cao nổi hay chìm đều có những ứng dụng khác nhau cho từng công trình. Vì thế, trước khi sử dụng, các bạn cần có biện pháp phân biệt trần thạch cao các loại để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *