Vị trí ngồi linh hoạt trong lớp học thúc đẩy sự tham gia của học sinh

Vị trí ngồi linh hoạt, hay sự thay đổi vị trí trong lớp học không phải là cách tổ chức lớp học truyền thống mà chúng ta từng biết. Những dãy bàn dài với ghế cố định, học sinh ngồi im lặng ngay ngắn nghe giảng là hình ảnh quen thuộc đối với nhiều người khi nói về lớp học.

Nhưng vấn đề mà các trường học gặp phải hiện nay là làm thế nào chúng ta có thể khuyến khích sinh viên tham gia nhiều hơn trong lớp học? Với nhiều yếu tố gây xao nhãng sự tập trung trong lớp học, thật không dễ để thu hút sự chú ý của học sinh. Tuy nhiên, có một chiến lược hiệu quả là giúp sinh viên gắn kết hơn bằng cách thay đổi linh hoạt vị trí ngồi trong lớp học.

Vị trí ngồi linh hoạt hỗ trợ tất cả các phong cách học tập

Trong quá trình thiết kế nội thất, việc sử dụng đồ nội thất linh hỏa trong mỗi lớp học là cách trao quyền cho cả học sinh và giáo viên. Học sinh yêu thích với chỗ ngồi linh hoạt vì nó mang lại cảm giác tự do trong phong cách học tập. Giáo viên yêu thích điều này bởi có thể sắp xếp chỗ ngồi theo ý muốn mà vẫn giữ được hứng thú của học sinh với tiết học. Lớp học ngày nay khuyến khích sự tham gia của học sinh năng động hơn là lắng nghe thụ động. Các giờ học truyền thống đan xen hình thức giảng dạy mới, tạo cơ hội để học sinh tương tác với nhau và giảng viên nhiều hơn.

Vị trí ngồi linh hoạt trong lớp học thúc đẩy sự tham gia của học sinh
Vị trí ngồi linh hoạt phù hợp với nhiều phong cách học tập (Ảnh: minh họa)

Các cách sắp xếp vị trí có thể ứng dụng trong lớp học

  • Bố trí bàn học theo dạng chữ U: là kiểu sắp xếp đảm bảo tất cả học sinh hướng vặt về phía giáo viên và bục giảng mà không có học sinh nào bị xếp ở hàng phía sau. Cách bố trí này đảm bảo không có cá nhân nào bị tụt lại phía sau, tạo cơ hội tham gia cho tất cả mọi người. Giáo viên có thể quan sát một cách tổng quát và dễ dàng điều phối tiết dạy tốt hơn. Tuy nhiên nhược điểm của kiểu sắp xếp vị trí ngồi này là chỉ phù hợp với lớp học quy mô nhỏ và vừa, bên cạnh đó còn gây khó khăn khi thực hiện các buổi thảo luận nhóm nhỏ.
  • Bố trí bàn học theo cụm: cách bố trí này bao gồm các bàn học ghép lại với nhau, tập hợp học sinh theo nhóm 5 – 6 người. Hình thức bố trí này sẽ khắc phục được nhược điểm của cách sắp xếp bàn chữ U, phù hợp với hình thức làm việc nhóm nhỏ. Tuy nhiên, cách bố trí nay thường yêu cầu học sinh trong nhóm đối mặt với nhau, có thể xảy ra sự xao nhãng trong giờ học.
  • Bố trí dạng vòng tròn: đây là cách bố trí gần giống với dạng chữ U, nhưng thay vì tất cả cùng hướng về phía bục giảng thì giáo viên sẽ là trung tâm của vòng tròn. Ưu điểm của dạng bố trí này là có thể sử dụng trong lớp học có quy mô học sinh lớn hơn, vị trí ngồi linh hoạt thay đổi giữa các học sinh và giáo viên có thể bao quát lớp học. Nhược điểm là chỉ có một số môn học, hoặc một số tiết học có thể ứng dụng các sắp xếp vị trí như vậy, bởi khó có thể sử dụng phương tiện giảng dạy hỗ trợ.
  • Sắp xếp bàn học theo dạng chữ V: với góc nhọn nằm ở cuối lớp, bàn cuối cùng đối diện với vị trí đứng của giáo viên. Với hình thức sắp xếp này, có thể dễ dàng kiểm soát hoạt động của học sinh, hướng sự tập trung của cả lớp về phía giáo viên và bục giảng. Hơn nữa, với vị trí như vậy, sẽ không có học sinh nào bị ngồi ở vị trí khuất tầm nhìn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là không thể áp dụng với lớp học quá đông, và không khó tiến hành các giờ học thảo luận.
Vị trí ngồi linh hoạt trong lớp học thúc đẩy sự tham gia của học sinh
Có nhiều cách sắp xếp vị trí ngồi linh hoạt (Ảnh: minh họa)

Việc sắp xếp vị trí ngồi linh hoạt cho học sinh có thể thay đổi tùy thuộc vào tính chất môn học. Nhà trường có thể sắp xếp vị trí ngồi vào đầu năm học, trong quá trình giảng dạy sẽ triển khai các hình thức thích hợp. Như vậy vừa không gây nhàm chán cho không gian, vừa có thể thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn của học sinh. 

Trong trường hợp cần những thiết kế đặc thù phù hợp với ý tưởng, hãy liên hệ với đơn vị chuyên thiết kế nội thất trường học.  Work & Wonder cung ứng dịch vụ thiết kế nội thất trường học chuyên nghiệp, đã nhận được sự tin tưởng và hài lòng từ phía khách hàng.