Bàn ghế học sinh nên chọn chất liệu nào?
Bàn ghế của học sinh là một phần không thể thiết đối với nội thất trường học, bàn ghế có đẹp và chất lượng hay không, ngoài kiểu dáng và thiết kế còn phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu sản xuất. Với xu thế phát triển, các vật liệu mới xuất hiện ngày càng nhiều, vì thế sự lựa chọn về vật liệu và nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng. Cùng thietkenoithattruonghoc.com tìm hiểu về các loại vật liệu sản xuất bàn ghế học sinh hiện nay.
Bàn ghế học sinh từ gỗ MFC
Đây là loại vật liệu công nghiệp với cốt gỗ được làm từ từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), là viết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard. Chất liệu này có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Gỗ được đưa vào máy nghiền nát thành dăm, sau đó trộn với keo đặc chủng để ép thành các tấm ván gỗ với các độ dày khác nhau như 9 li, 12 li, 15li,… gỗ ván dăm hiện có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen…

Gỗ dăm công nghiệp được nhà sản xuất phủ một lớp nhựa có tác dụng chống trầy xước và chống thấm nước khá tốt. Ưu điểm của loại bàn học sinh sản xuất từ gỗ MFC là giá thành rẻ, thời gian thi công nhanh chóng và đa dạng màu sắc. Loại vật liệu này có nhược điểm là không thể tiếp xúc với nước quá lâu vì thế tránh ngâm trong nước thời gian dài , nó thích hợp hơn với những vùng có khí hậu khô ráo.
Bàn ghế học sinh sản xuất từ chất liệu MDF
MDF là viết tắt của từ Medium Density Fiberboard, là một loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây. Các nguyên liệu ban đầu này được đưa vào máy nghiền nát thành bột, sau đó trộn với keo đặc chủng để ép thành các tấm ván mịn với các độ dày 3mm, 6mm, 9mm,…
Bạn có thể nhận thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa ván dăm và ván mịn. Loại ván mịn nhìn bằng mắt thường sẽ thấy được sự nhẵn nhụi, bằng phẳng của bề mặt cốt gỗ. Với công nghệ sản xuất phức tạp hơn nên sản phẩm làm từ gỗ MDF có giá trị cao hơn so với ván dăm.
Bàn học sinh sản xuất bởi chất liệu MDF chỉ khác với MFC ở phần cốt gỗ, chất lượng có phần nhỉnh hơn vì kết cấu từ bột ép mịn. Về tính năng không có sự khác biệt giữa sản phẩm được sản xuất bởi hai loại vật liệu này. Ngoài ra, bàn ghế từ gỗ MDF cũng cần tránh tiếp xúc với nước lâu để tránh làm giảm chất lượng sản phẩm.
Bàn ghế học sinh gỗ tự nhiên
Cho đến thời điểm hiện nay bàn ghế học sinh sản xuất từ gỗ tự nhiên vẫn được sử dụng khá nhiều. Nguồn gốc vật liệu vô cùng đa dạng với các loại gỗ cao su, gỗ thông, gỗ xoan đào, keo,… Đặc điểm chung của loại vật liệu này là được xử lý qua công nghệ hiện đại nên hạn chế được các nhược điểm như dễ cháy, dễ bị mối mọt,..nhưng đôi khi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm dẫn tới hiện tượng co ngót nhẹ.

Với sản phẩm sản xuất bằng gỗ thông và cao su thường chắc, màu sắc đẹp nhờ sơn phủ. Chất liệu gỗ thông thường sẽ khá dễ cháy nhưng nhờ có công nghệ xử lý hiện đại nên sẽ khó bắt lửa hơn. Chất liệu gỗ xoan đào thì màu sắc sau khi sơn thường là màu cánh gián nhạt. Đây cũng là màu phổ biến dành cho dòng sản phẩm bàn ghế học sinh bởi độ chắc chắn, vì thế mà nó giúp hạn chế việc phải thay mới.
Kết luận: Trên đây là một số loại chất liệu thường dùng để sản xuất bàn ghế học sinh vừa mang tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Mỗi loại vật liệu đều có những ưu điểm nổi bật để có thể trở thành lựa chọn tốt đối với trường học. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, tốt nhất hãy tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm từ các nhà cung cấp uy tín, các đơn vị thiết kế – sản xuất nội thất trường học chuyên nghiệp.
Xem thêm: Những tiêu chí thiết kế nội thất phòng họp trường học quan trọng
Màu sắc nội thất trường học: bừng sáng không gian học tập cho thế hệ trẻ